VPF và VFF là gì ? Vai trò của VPF và VFF với bóng đá Việt Nam

0
1651

Cùng SMS Bóng Đá tìm hiểu kỹ lưỡng về VPFVFF là gì ? Vai trò của VPF và VFF với bóng đá Việt Nam để trở thành người am hiểu về bóng đá nước nhà.

VPF là gì? Những thông tin chi tiết về VPF

VPF là gì?

VPF là tên viết tắt của Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là The Viet Nam Professional Football Jointstock Company. Đây là doanh nghiệp chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta. (Theo Wiki)

Bối cảnh hình thành

Những năm 2010-2011, bóng đá Việt Nam rơi vào khủng hoảng bởi cách thức tổ chức để tiến lên bóng đá chuyên nghiệp. Mặc dù Quy chế bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam và V-League đã sẵn sàng và hoạt động hơn 10 năm.

Với các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp thì mô hình tổ chức và cách thức điều hành có những bất hợp lý khiến cho quyền lợi của người tổ chức giải và các doanh nghiệp bóng đá bị mất cân bằng.

Hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF tổ chức năm 2011 là nơi bùng nổ mọi việc khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã bất ngờ phát biểu những yếu kém trong tổ chức và điều hành của VFF trong các giải đấu chuyên nghiệp và tuyên bố sẽ có 7 đội bóng chuyên nghiệp sẽ rút khỏi V-League để hình thành một giải đấu riêng với tên gọi là Super Liga.

Logo VPF
Logo VPF  

VFF đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch các Câu lạc bộ thay cho Hội nghị bất thường Ban chấp hành VFF do các ông bầu đề xuất hầu tìm cách cải tổ lại cách thức tổ chức và điều hành bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế VFF chỉ muốn xoa dịu những bức xúc của các doanh nghiệp bóng đá.

Không chấp thuận cách giải quyết của VFF, các ông bầu đã lên đề án thành lập công ty cổ phần tổ chức sự kiện bóng đá do bầu Kiên (Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội) soạn thảo, đã được 6 Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ủng hộ và đại diện những đội bóng này cùng ký tên vào. VFF có nhiều lý do để viện cớ cản trở nhưng dưới áp lực của truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ , VFF buộc phải nhượng bộ.

Ngày 29 tháng 11 năm 2011, tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam tại Hà Nội, đại diện VFF cùng 25 Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, gồm 14 Câu lạc bộ đang thi đấu ở V-League và 10 Câu lạc bộ đang thi đấu ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam, đã họp và đi tới thống nhất ký vào các văn bản theo thủ tục luật định để trình lên Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội xin cấp phép hoạt động cho VPF.

Đây cũng được xem như Đại hội cổ đông thành lập VPF, với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, trong đó Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35,4% vốn điều lệ; 14 câu lạc bộ tham dự Giải V-League đóng góp 54,6% vốn điều lệ và 10 câu lạc bộ bóng đá tham dự Giải hạng Nhất quốc gia đóng góp 10% vốn điều lệ.

VPF được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 14/ 12/2011.

Ban lãnh đạo VPF

Những vị lãnh đạo đầu tiên của tổ chức này gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Quốc Thắng
  • Phó chủ tịch là các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức
  • Tổng giám đốc: ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc
  • Phó Tổng giám đốc là các ông Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa.

Hội đồng quản trị của Công ty VPF nhiệm kỳ 2017 – 2020 là:

  • Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ: Ông Trần Anh Tú
  • Các thành viên HĐQT: Ông Trần Mạnh Hùng, Ông Lê Hoài Anh, Bà Đinh Thị Thu Trang, Ông Phạm Thanh Hùng, Ông Nguyễn Hồng Thanh, Ông Trần Lâm Vũ.

VPF nắm quyền các Giải Bóng đá Chuyên nghiệp quốc gia nào?

Kể từ mùa giải 2012 đến nay, Công ty VPF được giao quyền quản lý, tổ chức và điều hành các Giải Bóng đá Chuyên nghiệp quốc gia, gồm:

  • Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia (V.League 1): là giải thi đấu bóng đá cấp câu lạc bộ cao nhất tại Việt Nam. Mùa giải 2018 có 14 CLB thi đấu tại V.League 1. Đây cũng là giải đấu thu hút sự quan tâm chú ý của người hâm mộ cả nước với số lượng trận đấu nhiều nhất, quy tụ các trận đấu đỉnh cao và hấp dẫn nhất tại Việt Nam.
  •  Giải Bóng đá Hạng Nhất Quốc gia (V.League 2): là giải thi đấu bóng đá cấp CLB cao thứ hai tại Việt Nam. V.League 2 được xem là giải đấu tiền đề, tạo đà phát triển cho V.League 1. Mùa giải 2018 có 10 CLB thi đấu tại V.League 2.
  • Giải Cúp Quốc gia: là giải đấu quy tụ tất cả các CLB bóng đá chuyên nghiệp, bao gồm các đội thi đấu tại V.League 1 và V.League 2.

VFF là gì? Những thông tin chi tiết về VPF

VFF là gì?

VFF là tên viết tắt của Vietnam Football Federation với tên tiếng việt là Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Hiện nay, Liên đoàn bóng đá Việt Nam là thành viên của các tổ chức như:

  • Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF)
  • Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), gia nhập năm 1964
  • Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), gia nhập năm 1964
  • Màu trang phục thi đấu chính thức của đội tuyển quốc gia là áo đỏ, quần đỏ , tất đỏ.

Lịch sử hình thành

Liên đoàn bóng đá Việt Nam thành lập năm 1960, tổ  chức tiền thân của VFF là Hội bóng đá Việt Nam (Vietnam Football Association) do chủ tịch hội đồng là ông Hà Đăng Ẩn – cựu danh thủ bóng đá và là nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt Việt Nam.

Đến tháng 8/1989, Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam lần thứ nhất đã ra quyết định thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay thế cho Hội bóng đá Việt Nam. Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam được tổ chức định kỳ 4 năm một lần bầu ra những lãnh đạo mới của bóng đá Việt Nam.

VFF gồm những liên đoàn bóng đá thành viên nào?

Hiện tại, Liên đoàn bóng đá Việt Nam có 24  liên đoàn bóng đá thanh viên trải dài ở 3 tỉnh thành Bắc – Trung – Nam, bao gồm:

  • Miền Bắc gồm Liên đoàn bóng đá của các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nam Định, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
  • Miền Trung và Tây nguyên gồm: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai
  • Miền Nam gồm: Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
Logo VFF
Logo VFF

Những đội bóng và giải bóng đá VFF đang nắm quyền quản lý

VFF quản lý các cấp độ đội tuyển bóng đá nam, nữ ở Việt Nam gồm:

  • Đội tuyển bóng đá nam quốc gia;
  • U23 nam quốc gia;
  • U21 nam quốc gia;
  • U19 nam quốc gia;
  • U16 nam quốc gia;
  • U14 nam quốc gia;
  • Đội tuyển bóng đá trong nhà nam quốc gia;
  • Đội tuyển bóng đá bãi biển nam quốc gia;
  • Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia;
  • U19 nữ quốc gia;
  • U16 nữ quốc gia;
  • U14 nữ quốc gia;
  • Đội tuyển bóng đá trong nhà nữ quốc gia.

VFF quản lý các giải đấu quốc gia sau đây:

Đối với bóng đá Nam:

  • Giải bóng đá vô địch quốc gia (V.League 1)
  • Giải bóng đá hạng nhất quốc gia (V.League 2)
  • Giải bóng đá hạng nhì quốc gia
  • Giải bóng đá hạng ba quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá U21 quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá U19 quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá U17 quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá U15 quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá thiếu niên quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá bãi biển quốc Việt Nam

Đối với bóng đá Nữ:

  • Giải vô địch bóng đá nữ quốc gia
  • Giải vô địch bóng đá U19 nữ quốc gia
  • Các cúp quốc gia
  • Cúp bóng đá Việt Nam
  • Siêu cúp bóng đá Việt Nam
  • Giải bóng đá trong nhà cúp quốc gia

Vai trò của VPF và VFF tại nền bóng đá Việt Nam

Thực tế, VPFVFF đều là hai tổ chức quan trọng không thể thiếu để xây dựng nền bóng đá Việt Nam vững mạnh như ngày hôm nay. Tuy nhiên, mỗi tổ chức đều có những vai trò riêng biệt để giúp bóng đá Việt đi lên mà không bị chồng chéo nhiệm vụ của nhau.

Vai trò của VPF

  • Thúc đẩy để bóng đá Việt Nam bước thêm một bước mới tiến lên chuyên nghiệp hóa và hội nhập với nền bóng đá toàn cầu.
  • Tổ chức quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp theo đúng luật và quy định của VFF.
  • Đảm bảo công tác tổ chức giải đấu, quyền lợi của đội bóng khi tham dự giải. Cụ thể là VPF sẽ sắp xếp lịch thi đấu và chọn sân thi đấu.

Vai trò của VFF

VFF là tổ chức quản lý và điều phối cao nhất của bóng đá Việt Nam cũng là cơ quan chiệu trách nhiệm cao nhất về tất cả những hoạt động tổ chức thi đấu của bóng đá nước ta. Vì vậy vai trò của VFF cũng khá dày đặc, bao gồm:

  • Giám sát các hoạt động của đội tuyển quốc gia ở các cấp độ. Các thành viên sẽ phải hoạt động theo tôn chỉ mục đích và chịu sự quản lý của VFF.
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự của đội tuyển từ khâu tuyển chọn cầu thủ cho tới HLV hay trợ lý.
  • Nếu đội tuyển nào tham dự bất kỳ giải đấu quốc tế nào đều phải thông báo cho VFF quyết định và đồng ý.
  • Giám sát và quản lý công tác tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp trong hệ thống trên toàn cả nước.
  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới môn bóng đá tại Việt Nam. Là cơ quan có thẩm quyền xử phạt các trường hợp tại giải bóng đá chuyên nghiệp trong nước.
  • Chịu trách nhiệm về công tác huấn luyện viên, tổ trọng tài và các vấn đề chuyên môn liên quan tới đội tuyển quốc gia.
  • Ngoài ra, VFF là đơn vị chọn hướng đi, định hình sự phát triển của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Chẳng hạn như đưa ra các kế hoạch để đào tạo, tập luyện, tham dự các giải đấu quốc tế để học hỏi và cọ xát với nhiều môi trường khác nhau,…

Scandal của VFF và VPF trong gia hạn hợp đồng với HLV Park Hang-Seo

Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng HLV Park Hang Seo đòi mức lương cao kỷ lục với VFF, thậm chí còn lên đến mức 100 nghìn USD/ tháng. Nhưng vị chiến lược gia người Hàn hoàn toàn phủ nhận và khẳng định sẽ có những thông báo mới cụ thể về vấn đề này.

HLV Park Hang Seo
HLV Park Hang Seo

Phía VFF nhận được thông báo sẽ không đòi hỏi mức lương phi lý của thầy Park, nhưng chắc chắn nếu muốn giữ chân HLV tài năng này VFF phải chuẩn bị một con số hợp lý. Mức lương dự kiến của thầy Park có thể cao gấp đôi khoảng 20 nghìn USD/tháng.

Trên thực tế, với những chiến tích mà ông Park đã mang lại cho bóng đá Việt Nam thì mức lương 40 – 50 nghìn USD/tháng vẫn là một mức lương hợp lý. Nhưng VFF cũng không quên nâng những điều kiện cụ thể trong hợp đồng để tạo áp lực nhất định cho HLV người Hàn Quốc.

Theo đó, ông sẽ phải hoàn thành 3 mục tiêu lớn đưa bóng đá Việt Nam vào chung kết 2 giải đấu cấp khu vực là AFF Cup 2022 và SEA Games 2021. Ngoài ra, tuyển Việt Nam cũng phải giành suất tham dự VCK Asian Cup 2023.

Trên đây là những thông tin về “VPF và VFF, vai trò của VPF và VFF với bóng đá Việt Nam” do SMS Bóng Đá thực hiện. Hy vọng sẽ giúp người đọc có kiến thức bóng đá vững chắc và thú vị.

Các bạn đang xem bài viết tại chuyên mục “Kiến Thức Bóng Đá” trên trang SMSBongDa.com