Sân vận động Mỹ Đình – Giới thiệu, Sơ đồ khán đài, Sức chứa và Địa chỉ ở đâu

0
1930

SMS Bóng Đá tổng hợp các thông tin cần biết về Sân vận động Mỹ Đình Hà Nội – Giới thiệu, Sơ đồ khán đài, Sức chứa và Địa chỉ ở đâu – dành cho các fan hâm mộ bóng đá trong nước.

Giới thiệu về sân vận động quốc gia Mỹ Đình

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là sân vận động quốc gia ở Hà Nội, Việt Nam có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam (sau sân vận động Cần Thơ – tối đa 45.000 chỗ, theo Wiki).

Đây là sân vận động lớn thứ 2 tại Việt Nam
Đây là sân vận động lớn thứ 2 tại Việt Nam

Quá trình hình thành

Năm 2001, Việt Nam quyết định xây dựng một sân vận động quốc gia để tổ chức SEA Games 2003. Tuy nhiên việc chọn nhà thầu xây dựng có nhiều khuất tất dẫn đến các hệ lụy về sau.

Trong số các công ty tham gia đấu thầu có Philipp Holzmann AG International (Đức) bỏ thầu 57 triệu USD và Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc) bỏ thầu 53 triệu USD, thấp nhất trong số các đơn vị tham gia đấu thầu.

Trong khi Philipp Holzmann là một công ty có nhiều kinh nghiệm (có hai chuyên gia từng tham gia thiết kế xây dựng sân vận động State de France (Pháp)) và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn Âu – Mỹ thì HISG chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình lớn cùng trang thiết bị chỉ đạt chuẩn Trung Quốc và Việt Nam.

Ông Hà Quang Dự, khi đó là bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao, chọn nhà thầu Philipp Holzmann đồng thời hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do HISG thiết kế không đạt yêu cầu.

Tuy nhiên Bộ Xây dựng sau đó lại có văn bản khác khẳng định HISG đạt tiêu chuẩn và trúng thầu. Theo ông Dự thì “nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu – Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”.

Bên ngoài sân vận động Mỹ Đình
Bên ngoài sân vận động Mỹ Đình

Điều này dẫn đến những lỗi thiết kế xây dựng sân vận động Mỹ Đình không thể tổ chức được các giải thể thao quốc tế, đặc biệt là điền kinh. Bởi vì tọa lạc trên một vùng đất bằng phẳng và trống trải nên nó luôn có gió lớn thổi qua theo trục dọc Bắc-Nam, mà hai khán đài nằm trên trục này lại quá thấp, không đủ để cản sức gió theo tiêu chuẩn của Liên đoàn điền kinh thế giới và Olympic.

Ngày 2 tháng 9 năm 2003, Sân vận động Mỹ Đình chính thức được đưa vào hoạt động với trận đấu đầu tiên giữa đội U23 Việt Nam với câu lạc bộ bóng đá Thân Hoa Thượng Hải.

TÌM HIỂU THÊM:

https://smsbongda.net/sea-games-la-gi

Những sai phạm trong việc xây dựng sân Mỹ Đình

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (SVĐ) có tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng (69 triệu USD). Giá trúng thầu là 785,6 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu của nhà thầu HISG là 59 triệu USD, có giá trúng thầu bằng với tổng dự toán là 741 tỷ đồng. Đây là gói thầu trọn gói từ thiết kế, thi công, cung cấp và lắp đặt thiết bị.

Tuy nhiên, HISG đã hưởng chênh lệch lên tới hàng triệu USD bằng cách ký với các thầu phụ trong nước thi công công trình. Cụ thể như sau:

  • Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà được giao xây dựng phần móng, phần thân các công trình phụ trợ.
  • Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (Bộ Xây dựng) liên danh với Công ty Right Oncomes (Úc) trúng hợp đồng giám sát thi công.

HISG còn ký hợp đồng với nhà thầu phụ với đơn giá rất thấp để hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Chẳng hạn, phần dầm móng, ký với giá 55,78 USD/m3 để hưởng chênh lệch 32,8 USD/m3; cốt thép dầm móng ký với giá 408,1 USD/tấn, hưởng chênh lệch 125,01 USD/tấn.

Ở một hạng mục khác, nhà thầu chính đã ký giá thực hiện 55,78USD/m3, qua đó hưởng chênh lệch 82,92 USD/m3 (chiếm 59,76% đơn giá đã ký với chủ đầu tư).

94,4% thiết bị sử dụng không đúng với hợp đồng cụ thể là: hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, toàn bộ thiết bị vật tư có xuất xứ từ Tây Âu và Mỹ (kể cả vật tư thiết bị đưa vào xây lắp). Thế nhưng, qua thực tế kiểm tra, giá trị thiết bị đưa vào sử dụng đã thay đổi so với hợp đồng chiếm tới 17/18 triệu USD tổng giá trị thiết bị.

Các thiết bị không rõ nguồn gốc có giá trị lên tới 5,495 triệu USD (chiếm 30% tổng giá trị gói thầu thiết bị); thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá trị 793.800 USD, của một số nước châu Á khác chiếm 675.200 USD. Và, thiết bị thiếu so với hợp đồng là 344.000 USD.

Hệ thống điều hòa không khí của SVĐ cũng có nhiều vấn đề. Hệ thống này có giá trị theo hợp đồng là 2,46 triệu USD (37,8 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo bộ hồ sơ nhập khẩu, hệ thống điều hòa chỉ có giá trị nhập khẩu là 9,1 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch lên tới 28,6 tỷ đồng.

Thiết kế của sân vận động Mỹ Đình

Hiện nay, SVĐ Mỹ Đình có sức chứa theo thiết kế là 40.192 chỗ ngồi (450 ghế VIP, 160 ghế dành cho phóng viên báo chí), sân Mỹ Đình là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Sân vận động Mỹ Đình gồm 2 phần là nơi tập luyện thi đấu và khu vực khán đài có thông số chi tiết như sau:

Các hạng mục trong sân:

  • Hạng mục chính là một sân thi đấu bóng đá có kích thước 105 mét x 68 mét.
  • Hạng mục thi đấu điền kinh với 8 đường chạy vòng 400 mét và 10 đường chạy thẳng 110 m; 2 hố nhảy cao; 2 hố ném tạ, ném lao, ném tạ xích; 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xa kép.

Có 4 khu vực khán đài lớn:

  • Khán đài phía Tây (khán đài A) và phía Đông (khán đài B) có 2 tầng, cao 25,8 mét.
  • Khán đài phía Bắc (khán đài C) và phía Nam (khán đài D) có 1 tầng, cao 8,4 mét.
Khu vực khán đài
Khu vực khán đài

Những chi tiết thiết kế khác:

  • Xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng.
  • Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng đèn được bố trí ở 4 cột, cao 54 mét.
  • Mái sân vận động nặng 2.300 tấn, khẩu độ 156 mét, đường kính 1,1 mét.

Các sự kiện hoành tráng được tổ chức tại Mỹ Đình

  • SEA Games 22 năm 2003: Đây là nơi tổ chức và diễn ra lễ khai mạc và bế mạc, các trận thi đấu của môn bóng đá nam và các cuộc tranh tài trong môn điền kinh.
  • Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á lần thứ III: nơi tổ chức lễ khai mạc Asian Indoor Games III từ ngày 30 tháng 10 năm 2009 đến 8 tháng 11.
  • Cúp bóng đá châu Á 2007 (AFC ASIAN Cup 2007): sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là một trong những sân vận động trong 4 nước đăng cai giải tham gia tổ chức giải bóng đá lớn nhất Châu Á này với 5 trận vòng bảng (bảng B), 1 trận tứ kết và 1 trận bán kết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Asian cup là gì ? Asian cup 2023 diễn ra khi nào ? Ở đâu và Bao nhiêu đội ?

Địa điểm của sân vận động Mỹ Đình ở đâu?

Hiện nay, sân vận động này nằm trên đường Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm), cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình là sân vận động có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam (sau sân vận động Cần Thơ, có thể chứa 50.000 người).

Để đến đến sân vận động Mỹ Đình bạn có thể sử dụng rất nhiều phương tiện tiện lợi ngay sau khi đặt chân đến Thủ đô, chẳng hạn như:

  • Ô tô, xe máy (Có bãi gửi xe ở cổng số 2).
  • Taxi, xe ôm.
  • Xe bus: Gồm các tuyến 50, 28, 26 và 09 (Điểm dừng cuối cùng: đối diện svđ).

Sức chứa của sân vận động Mỹ Đình là bao nhiêu chỗ?

Sức chứa của sân vận động Mỹ Đình lên tới 40.192 chỗ ngồi. Mặt sân là cỏ tự nhiên. Ngoài dành riêng cho các hoạt động thể thao bóng đá quốc gia, sân vận động này còn thu lại một nguồn lợi nhuận lớn khi là nơi tổ chức các chương trình sự kiện lớn nhất trong cả nước.

Sơ đồ khán đài của sân vận động Mỹ Đình

Về vấn đề mở rộng và nâng cấp sân Mỹ Đình

Công trình nghìn tỷ Mỹ Đình sau kỳ SEA GamesParagames năm 2003 thì gần như bỏ không, không sử dụng hết công năng và không được khai thác hiệu quả. Ngoài ra, một số hạng mục còn xuống cấp nghiêm trọng như đường chạy điền kinh, nhiều năm qua các giải đấu quốc nội, quốc tế không thể tổ chức vì thiếu tiền sửa chữa trong khi Cung Thể thao dưới nước, ngoài một số giải đấu thì vẫn chỉ cho thuê, dạy trẻ em học bơi.

Sân vọng động quốc gia Mỹ Đình, mỗi năm chỉ tổ chức vài trận đấu của ĐTQG và năm 2018 đến thời điểm mới chỉ diễn ra 1 trận đấu, các ĐTQG khác không sử dụng trong khi các CLB, các hoạt động bóng đá cũng không có cơ hội sử dụng hay có nhu cầu.

Vì gánh nặng từ nhiều bài toán kinh phí đến năm 2012, sân vận động Mỹ Đình Bộ VHTTDL cho cơ chế độc lập tự chủ về tài chính. Có cơ chế liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác cơ sở vật chất, quỹ đất để tăng nguồn thu, Sân vận động Mỹ Đình biến dạng và chức năng sử dụng cũng thay đổi khi bị biến thành tổ hợp của nhà hàng, các cơ sở dịch vụ, kinh doanh…

Hơn nữa khu Liên hợp thể thao quốc qia này không có khả năng đóng tiền cho thuê đất kinh doanh khoảng hơn 300 tỉ đồng cho Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm. Vì vậy, Mỹ Đình vẫn đang ngưng trễ trong vấn đề mở rộng, sửa chữa hay nâng cấp

Biển người xếp hàng mua vé trước sân vận động Mỹ Đình
Biển người xếp hàng mua vé trước sân vận động Mỹ Đình

So với sân vận động Hàng Dẫy, Mỹ Đình ngày nay không nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chính quyền thủ đô. Khi mà Hà Nội đang đề xuất xây tổ hợp thể thao Hàng Đẫy hơn 6.000 tỷ đồng. Nhằm để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 – SEA Games 31 (tháng 10/2021) và các hoạt động văn hóa, thể thao đỉnh cao tại thủ đô. Có thể thấy sân vận động Mỹ Đình đang chịu nhiều sự ghẻ lạnh!

Trên đây là “Tổng hợp các thông tin cần biết về Sân vận động Mỹ Đình Hà Nội“. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết về kiến thức bóng đá mà SMS Bóng Đá sắp mang đến cho bạn trong thời gian tới nhé!

Các bạn đang xem bài viết tại chuyên mục “Kiến Thức Bóng Đá” trên trang SMSBongDa.com